Thái Nguyên: "Luồng gió mới" tạo bước đột phá từ chuyển đổi số

  • NGUYỄN MINH
  • 08/09/2021
Những kết quả đạt được trong quý III về việc xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số, thành phố thông minh…khẳng định Nghị quyết số 01 tạo bước đột phá giúp Thái Nguyên “cất cánh”.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và thành viên trong đoàn công tác của Trung ương đã thăm Trung tâm Điều hành thông minh tỉnh Thái Nguyên được đặt tại Trụ sở Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND,UBND tỉnh Thái Nguyên

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và thành viên trong đoàn công tác của Trung ương đã thăm Trung tâm Điều hành thông minh tỉnh Thái Nguyên được đặt tại Trụ sở Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND,UBND tỉnh Thái Nguyên

Ông Đỗ Xuân Hòa, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tỉnh Thái Nguyên cho biết: Mục tiêu Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 31/12/2020 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XX là phấn đấu đưa Thái Nguyên trở thành trung tâm chuyển đổi số của khu vực trung du miền núi phía Bắc, đến năm 2025 thuộc nhóm 15 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số, tạo tiền đề đến năm 2030 thuộc nhóm 10 tỉnh/thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số.

Tạo sự phát triển mới

Theo đánh giá của các chuyên gia, việc chuyển đổi số của Thái Nguyên trong những năm gần đây đã có bước chuyển biến trên nhiều lĩnh vực như, CCHC, nông nghiệp, y tế, giáo dục... Tuy nhiên, sau khi Nghị quyết số 01-NQ/TU về Chương trình chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 ban hành thì vấn đề chuyển đổi số mới thực sự trở thành “luồng gió mới” tác động tích cực đến các Sở, ban ngành, địa phương trong tỉnh.

Ông Hoà cho hay, để cụ thể hóa các nội dung thực hiện của Nghị quyết, UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, Sở TT &TT, đơn vị thường trực triển khai kế hoạch đã hướng dẫn chi tiết các sở, ban, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch chuyển đổi số. Qua đó, ngay từ đầu năm, các cấp các ngành, địa phương đã triển khai, thực hiện các giải pháp để đạt được mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra.

Nghị quyết số 01-NQ/TU về Chương trình chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 ban hành mới thực sự trở thành “luồng gió mới” tác động tích cực đến các Sở, ban ngành, địa phương trong tỉnh.

Nghị quyết số 01-NQ/TU về Chương trình chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 ban hành thực sự trở thành “luồng gió mới” tác động tích cực đến các Sở, ban ngành, địa phương trong tỉnh.

Theo báo cáo của Sở TT&TT, riêng trong quý III, các hệ thống thông tin, nền tảng số dùng chung của tỉnh trong đó, hệ thống quản lý văn bản đi đến và điều hành tỉnh được quan tâm vận hành và duy trì chất lượng tốt. Số liệu đến ngày 27/8 hệ thống gửi/nhận trên 1.376.428 văn bản trên toàn tỉnh (ước tính tiết kiệm được tối thiểu 1.376.428 x 4.000 vnđ/1 văn bản = 5,5 tỷ đồng tiền gửi/nhận văn bản qua đường bưu điện).

Sở TT&TT đang thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư nhằm nâng cấp, bổ sung thêm phiên bản di động (mobile) để bảo đảm thuận lợi trong công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp chính quyền tỉnh Thái Nguyên được xuyên suốt và không phụ thuộc vào vị trí địa lý. Dự kiến hoàn thành, đưa vào sử dụng trong Quý IV năm 2021.

Cũng theo ông Hoà, hiện tỉnh tiếp tục thuê dịch vụ công nghệ thông tin đối với 03 hệ thống nền tảng là Cổng thông tin điện tử; Mạng Truyền số liệu chuyên dùng; Hội nghị truyền hình bảo đảm liên thông 3 cấp từ tỉnh đến xã và ngược lại. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã đầu tư, xây dựng phòng họp trực tuyến tại các phòng họp của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; 09/09 huyện, thị xã, thành phố; 146/178 xã, phường, thị trấn. Số cuộc họp trực tuyến đã thiết lập dự ước đến ngày 31/8 khoảng 130 cuộc phục vụ tích cực việc chỉ đạo và điều hành từ TƯ đến tỉnh, từ tỉnh đến các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã, và các xã, phường, thị trấn…

Tỉnh cũng cấp cho toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh hệ thống thư điện tử tại địa chỉ: http://mail.thainguyen.gov.vn, với tổng số trên 9000 tài khoản thư điện tử; dung lượng mỗi hòm thư được cấp có kích thước tối đa 5Gb; kích thước tập tin tối đa cho phép đính kèm trong hệ thống thư điện tử dùng chung của tỉnh là 20MB. “Theo thống kê, tỷ lệ các tổ chức và cá nhân thường xuyên sử dụng thư điện tử trong công việc đạt trên 90%” ông Hoà dẫn chứng.

Cùng với đó, 100% các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và 178 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đã được xây dựng, duy trì và vận hành cổng/trang thông tin điện tử. Hệ thống thông tin báo cáo tại Văn phòng UBND tỉnh, các Sở, ban, ngành, thành phố, huyện, thị xã và 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh cũng được triển khai.

Đối với việc triển khai Trung tâm điều hành thông minh (IOC) tỉnh Thái Nguyên, ông Vũ Hồng Quân, Giám đốc Viettel Thái Nguyên khẳng định, các hạng mục vận hành hệ thống phản ánh hiện trường với ứng dụng C-ThaiNguyen, theo dõi Camera giám sát giao thông, hệ thống Camera an ninh trật tự, xã hội, hệ thống Camera các khu cách ly, chốt kiểm soát dịch phục vụ phòng chống Covid 19, hệ thống giám sát thông tin trên môi trường mạng đã mang lại hiệu quả cao trong quản lý, xử lý...

Khẳng đinh vai trò phục vụ

Đấng chú ý, để thay đổi lề lối, phương thức làm việc, phục vụ người dân, doanh nghiệp đối với các cán bộ công chức, tỉnh đã hoàn thành cung cấp 100% TTHC cấp độ 4 trên công dịch vụ công tỉnh Thái Nguyên.

Ngoài ra, nhằm đổi mới phương pháp, hình thức điều tra thu thập thông tin thống kê, ông Là Hồng Ninh, Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh chia sẻ, Cục thông qua sử dụng bảng hỏi điện tử CAPI, Webform thay thế hình thức phiếu giấy và nhập tin thủ công hoặc công nghệ quét (scan). Tiến hành áp dụng hình thức phiếu điện tử như đối với Tổng điều tra kinh tế năm 2021, ứng dụng triệt để công nghệ thông tin trong tất cả các công đoạn: từ công việc rà soát, cập nhật bảng kê đến việc thu thập thông tin tại địa bàn và công tác kiểm tra, giám sát điều tra... giúp nâng cao chất lượng thông tin, rút ngắn thời gian điều tra và xử lý số liệu.

“Trong 32 cuộc điều tra thống kê thường xuyên, có 23 cuộc điều tra đã ứng dụng phiếu hỏi điện tử (chiếm gần 72%). Đổi mới công tác giám sát, quản lý hoạt động thu thập thông tin thống kê thông qua Trang Web điều hành tác nghiệp, thay thế hình thức giám sát trực tiếp, nhờ vậy, chất lượng thông tin được cải thiện, tiết kiệm kinh phí, rút ngắn thời gian thu thập thông tin” ông Ninh nói.

Đồng quan điểm trên, ông Đỗ Trọng Nghĩa, Cục trưởng Cục thuế tỉnh Thái Nguyên đánh giá, hệ thống mạng hạ tầng truyền thông được kết nối thông suốt từ Tổng cục Thuế đến Cục Thuế và các Chi cục Thuế đảm bảo hoạt động ổn định 24/7 phục vụ tốt cho 100% cán bộ thuế và người nộp thuế khai thác sử dụng.

Hệ thống ứng dụng Quản lý thuế tập trung (TMS) và các phần mềm chuyên ngành thuế đảm bảo đáp ứng phục vụ tốt công tác quản lý thuế hiện đại; hệ thống thuế điện tử (Etax) đảm bảo kết nối với cổng dịch vụ công quốc gia cung cấp các dịch vụ hành chính công về thuế mức độ 4 (kê khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử,…) phục vụ tốt cho người nộp thuế khai thác sử dụng; tỷ lệ doanh nghiệp kê khai thuế, nộp thuế và hoàn thuế điện tử đạt trên 98,8%...

Đặc biệt, căn cứ đề xuất của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), ông Hoà hồ hởi nói, vừa UBND tỉnh đã đồng ý chủ trương cho triển khai thí điểm các giải pháp đô thị thông minh của Tập đoàn VNPT trên địa bàn thị xã Phổ Yên và thành phố Sông công. Đến nay, Tập đoàn VNPT đã hoàn thiện các hạng mục: Lắp đặt trang thiết bị phòng điều hành – IOC; hệ thống dữ liệu tập trung, kết nối hệ thống phản ánh hiện trường, camera giám sát các điểm cách ly...

“Hiện tại thành phố Sông Công đã hoàn thành việc đầu tư, xây dựng Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh (IOC)…” ông Hoà nhấn mạnh.

Nguồn/Source: https://diendandoanhnghiep.vn