Các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra, rà soát các cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao trên địa bàn, nhất là chung cư mi ni, cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ có mật độ người cao, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm…
UBND tỉnh Thái Nguyên vừa có văn bản hỏa tốc giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu cho UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh triển khai thực hiện các nội dung Công điện của Thủ tướng Chính phủ sau khi xảy ra vụ cháy chung cư mini đặc biệt nghiêm trọng tại phố Khương Hạ, quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội).
Công điện của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ: Bộ Công an, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục thực hiện nghiêm túc, quyết liệt các chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng cháy, chữa cháy; thường xuyên kiểm tra, rà soát các cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao trên địa bàn, nhất là chung cư mi ni, cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ có mật độ người cao, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của pháp luật.
Ngăn chặn cháy, nổ từ mỗi gia đình.
Công an tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 05/KH-UBND ngày 12/01/2023 về thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác PCCC trong tình hình mới; tham mưu UBND tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 05/KH-UBND của UBND tỉnh vào ngày 13/01/2023.
Đồng thời, Công an tỉnh tham mưu, báo cáo UBND tỉnh đề nghị HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2022/NQ-HĐND ngày 08/12/2022 về việc quy định mức hỗ trợ thường xuyên, hàng tháng đối với các chức danh đội trưởng, đội phó đội dân phòng trên địa bàn tỉnh; tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 189/KH-UBND ngày 27/12/2022 về công tác PCCC, CNCH và phát động phong trào “toàn dân PCCC” trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, trong đó có nội dung chỉ đạo Sở Tài chính về thực hiện Nghị quyết số 29/2022/NQ-HĐND.
Năm 2022, 2023 Giám đốc Công an tỉnh chỉ đạo Phòng PC07 tổ chức tại mỗi đơn vị Công an cấp huyện 03 lượt tập huấn cho đối tượng 100% cán bộ Công an cấp xã.
Vào tháng 3/2023, Thanh tra tỉnh đã ban hành kế hoạch số 444/KH-TTR ngày 23/3/2023 về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới của Thanh tra tỉnh Thái Nguyên.
Trong đó đã nêu rõ những nội dung thực hiện chủ yếu: Tiếp tục tập trung triển khai nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCCC; Kết luận số 02-KL/TW ngày 18/5/2021 của Ban Bí thư khóa XIII về tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW; Nghị quyết số 99/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về PCCC; Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 11/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về PCCC; Quyết định số 1492/QĐ-TTg ngày 10/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 02-KL/TW và các văn bản quy phạm pháp luật về công tác PCCC&CNCH.
Thông báo số 319/TB-VPCP ngày 05/10/2022 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị công tác PCCC và sơ kết 05 năm thực hiện Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn cứu hộ của lực lượng PCCC và các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh về công tác PCCC&CNCH.
Đổi mới tư duy, nhận thức, phương pháp, cách làm mới trong lãnh đạo, quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện công tác PCCC&CNCH, phù hợp với yêu cầu tình hình mới hiện nay.
Công tác PCCC&CNCH phải quán triệt quan điểm: Người dân là trung tâm, là chủ thể, đặt an toàn, tính mạng con người là trên hết, trước hết; an toàn cháy, nổ để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Trong công tác PCCC phải lấy phòng ngừa là chính, phòng là “xây”, chữa là “chống”, lấy phòng là “cơ bản - chiến lược - lâu dài”. Huy động tối đa các lực lượng tại chỗ và cán bộ, công chức và người lao động tham gia chữa cháy, nhất là trong “thời điểm vàng” 5 phút kể từ khi vụ cháy xảy ra với phương châm: Lực lượng ở trong dân - Phương tiện ở trong dân - Hậu cần ở trong dân - Chỉ huy ở trong dân.
Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới.
Người đứng đầu cấp ủy chịu trách nhiệm về tình hình PCCC&CNCH tại cơ quan. Xử lý trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, để xảy ra tình trạng vi phạm nghiêm trọng, mất an toàn về PCCC trong cơ quan...
Nguy cơ cháy nổ luôn tiềm ẩn, các tổ chức, cá nhân cần nêu cao tinh thần chủ động, tự giác trong PCCC. Các cơ quan chức năng cần thường xuyên kiểm tra rà soát các cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao.
Việc đẩy mạnh các mô hình liên gia an toàn PCCC và mô hình “Nhà tôi có bình chữa cháy” sẽ góp phần huy động tối đa lực lượng quần chúng tham gia chữa cháy với phương châm “Lực lượng ở trong dân, phương tiện ở trong dân, hậu cần ở trong dân và chỉ huy ở trong dân”.