>>> Thái Nguyên quyết tâm cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số PCI
Lắng nghe, chia sẻ, đồng hành cùng công nhân, viên chức, lao động
Thông qua đối thoại, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) đã bày tỏ tâm tư, nguyện vọng và nêu rõ những khó khăn, vướng mắc liên quan đến đời sống, việc làm của NLĐ, đặc biệt là những khó khăn trong sinh hoạt Đảng tại doanh nghiệp. Đồng thời, tỉnh tiếp tục có giải pháp thu hút công nhân lao động (CNLĐ) đến làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn, nhằm tạo lợi thế cạnh tranh lao động với các tỉnh khác, có chính sách cho CNLĐ được tham gia học tập và nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, giải quyết khó khăn về nhà ở tập thể, nhà ở xã hội cho CNLĐ, phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cho NLĐ, giảm thiểu tình trạng người lao động (NLD) xin rút BHXH một lần, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp đối với các chủ doanh nghiệp đóng thiếu hoặc nợ bảo hiểm kéo dài…
Trên tinh thần lắng nghe, chia sẻ để chung tay tháo gỡ khó khăn cho NLĐ, thời gian qua, Thường trực Tỉnh ủy Thái Nguyên và lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh đã giải đáp thẳng thắn và thỏa đáng từng vấn đề mà, CNVCLĐ đề xuất, kiến nghị.
UBND tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo ngành chức năng đẩy mạnh các hoạt động thu hút đầu tư, giải quyết nhiều việc làm cho NLĐ; thúc đẩy các ngành thương mại - dịch vụ, du lịch phát triển, đồng thời tăng cường đảm bảo an ninh trật tự, tạo môi trường tốt để doanh nghiệp, NLĐ yên tâm khi đến đầu tư và làm việc tại Thái Nguyên. UBND tỉnh chỉ đạo các ngành liên quan rà soát vị trí, quỹ đất quy hoạch nhà ở xã hội, tham mưu, đề xuất cơ chế thu hút đầu tư, triển khai đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân; hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa phục vụ nhu cầu sinh hoạt, vui chơi, giải trí của CNVCLĐ trên địa bàn...
Trong thời gian tới, tỉnh Thái Nguyên tiếp tục tăng cường hoạt động đối thoại, gặp gỡ, nắm bắt kịp thời tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của CNVCLĐ, tiếp tục quan tâm, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của NLĐ. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, đặc biệt là các tổ chức Công đoàn thực hiện có hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội, đổi mới nội dung, phương thức tập hợp lực lượng, thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của giai cấp công nhân.
Các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh chú trọng việc làm bền vững, nâng cao mức sống, cải thiện điều kiện làm việc cho NLĐ, quan tâm, tạo điều kiện để NLĐ tiếp cận bình đẳng, nhanh chóng, thuận lợi với các chính sách về lao động, việc làm và an sinh xã hội...
Ưu đãi tạo cơ hội cho người lao động nâng cao tay nghề
Thực hiện Công văn số 2445/UBND-TH ngày 17/5/2024 của UBND tỉnh về việc đôn đốc trả lời nội dung đề xuất, kiến nghị phục vụ Hội nghị tiếp xúc, đối thoại với công nhân, viên chức, NLĐ năm 2024.
Theo đó, ngày 20/5/2024, Sở Lao động – Thương binh và xã hội tỉnh Thái Nguyên đã tham mưu công văn số 2205/SLĐTBXH-CSLĐ, trả lời nội dung đề xuất, kiến nghị phục vụ Hội nghị tiếp xúc, đối thoại với công nhân, viên chức, NLĐ năm 2024. Để đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề của công nhân lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp tập trung thực hiện một số chủ trương, chính sách về công tác đào tạo nghề thời gian tới như sau:
1. Thực hiện hiệu quả Chương trình "Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh nhằm phát huy truyền thống hiếu học, vận động CNLĐ tại các doanh nghiệp hình thành thói quen tự học, tích cực học tập suốt đời; hỗ trợ tạo điều kiện để CNVCLĐ tại các doanh nghiệp học tập, nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
2. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách hỗ trợ NLĐ nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, như: NLĐ đang làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa có đủ điều kiện về độ tuổi, thời gian làm việc tại doanh nghiệp được doanh nghiệp cử tham gia các khóa đào tạo trình độ sơ cấp hoặc chương trình đào tạo dưới 03 tháng được miễn chi phí đào tạo;
Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động, đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp chưa tìm được việc làm có nhu cầu gia khóa đào tạo nghề đến 03 tháng: Mức hỗ trợ tối đa 4.500.000 đồng/người/khóa đào tạo; tham gia khóa đào tạo nghề trên 03 tháng Mức hỗ trợ tối đa không quá 1.500.000 đồng/người/tháng, thời gian hỗ trợ không quá 06 tháng;
Người lao động lao động tại các khu công nghiệp khi tham gia các khóa đào tạo ngoại ngữ được miễn phí đào tạo; NLĐ thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số đang làm việc tại các doanh nghiệp được đào tạo miễn phí về các kỹ năng mềm, bồi dưỡng kiến thức nghề chuyên sâu để nâng cao trình độ, kỹ năng làm việc cho người lao động; NLĐ thuộc diện hộ nghèo, người dân tộc thiểu số người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh được hỗ trợ kinh phí để học nghề ở trình độ; cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng. Mức hỗ trợ tối đa 3 triệu đồng/người/khóa học. Người thuộc hộ cận nghèo mức hỗ trợ là 2,5 triệu đồng/người/khóa học;
>>> Thái Nguyên: Tìm giải pháp nâng cao chỉ số Đào tạo lao động
>>> Tháng cao điểm kết nối cung - cầu lao động tỉnh Thái Nguyên năm 2024
3. Thực hiện hiệu quả việc gắn kết chặt chẽ 3 “Nhà”: Nhà nước - Nhà trường - Nhà doanh nghiệp trong hỗ trợ đào tạo nghề cho NLĐ; khuyến khích các doanh nghiệp tuyển dụng, sử dụng, trả tiền lương, tiền công dựa trên kỹ năng nghề của người NLĐ; tuyển dụng, sử dụng NLĐ đã qua đào tạo hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của pháp luật, tạo động lực để NLĐ luôn cố gắng phấn đấu đạt trình độ, kỹ năng nghề ngày càng cao hơn, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh. Các ngành nghề được quan tâm: Tin học, điện tử, điện lạnh, khoa học máy tính, công nghệ nano, công nghệ bán dẫn, CNTT, khoa học y sinh, điều dưỡng, kỹ năng mềm…
UBND tỉnh Thái Nguyên, giao Sở Lao động – TB&XH tham mưu xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ học nghề cho NLĐ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, đảm bảo các chính sách hỗ trợ học nghề cho NLĐ được thực hiện kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng; phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các lớp đào tạo miễn phí về kỹ năng mềm, bồi dưỡng kiến thức nghề chuyên sâu cho NLĐ có nhu cầu để nâng cao trình độ, kỹ năng làm việc; nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tuyển dụng, sử dụng, trả tiền lương, tiền công dựa trên kỹ năng nghề của NLĐ, tuyển dụng NLĐ có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của pháp luật;
Để thu hút NLĐ đến sinh sống và làm việc, tỉnh Thái Nguyên nhất quán quan điểm xuyên suốt phát triển kinh tế đi đôi với phát triến xã hội và các dịch vụ phát triển xã hội. Xây dựng cơ chế chính sách xã hội, cơ sở hạ tầng là một trong những giải pháp hữu hiệu để thu hút, giữ chân NLĐ, để NLĐ không chỉ coi Thái Nguyên là nơi lập nghiệp mà còn là nơi an cư của NLĐ. Theo đó, thời gian tới, tỉnh Thái Nguyên tập trung thực hiện một số chính sách sau:
* Chính sách về phát triển nhà ở xã hội
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đầu tư ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030, tỉnh sẽ bố trí quỹ đất đảm bảo xây dựng được 24.272 căn hộ nhà ở xã hội; đồng thời tập trung thu hút đầu tư để xây dựng nhà ở xã hội, hiện đã có 04 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư và đang triển khai với tổng số căn nhà ở xã hội dự kiến hình thành là: 1.961 căn nhà. Các dự án xây dựng nhà ở xã hội được đầu tư đồng bộ hạ tầng các khu liền kề như: Trường học, Nhà trẻ, Nhà văn hóa, khu vui chơi giải trí, dịch vụ - thương mại…nhằm phục nhu cầu thiết yếu của NLĐ, qua đó giúp NLĐ yên tâm làm việc, sinh sống tại Thái Nguyên;
Tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng Chính sách xã hội tạo điều kiện tốt nhất để NLĐ đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài KCN có nhu cầu được vay vốn từ chương trình cho vay nhà ở xã hội.
*Chính sách hỗ trợ tuyển dụng và đào tạo nghề cho NLĐ
Đẩy mạnh các hoạt động tư vấn miễn phí cho NLĐ tại các địa phương, kết nối việc làm giữa NLĐ với các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động theo nghề, trình độ mà NLĐ có thể đáp ứng được. Hoạt động tư vấn được thực hiện thông qua Ngày hội việc làm, Phiên giao dịch việc làm, Tháng cao điểm kết nối cung cầu lao động hàng năm, trên trang thông tin điện tử của Tỉnh, Thái Nguyên ID, C-Thái Nguyên…;
Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách hỗ trợ NLĐ tại các doanh nghiệp, địa phương có nhu cầu đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề. Hỗ trợ đào tạo nghề đối với lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa; hỗ trợ học nghề đối với NLĐ tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật; Tổ chức đào tạo miễn phí dành cho NLĐ thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số đang làm việc tại các doanh nghiệp về các kỹ năng mềm, bồi dưỡng kiến thức nghề chuyên sâu để nâng cao độ, kỹ năng làm việc cho NLĐ.
* Chính sách hỗ trợ vay vốn tín dụng, tạo việc làm
Tạo diều kiện thuận lợi nhất để các cơ sở sản xuất kinh doanh và NLĐ được vay vốn từ chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm. Song song với việc thực hiện các chính sách cụ thể trên, tỉnh Thái Nguyên cũng tập trung thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ. Như: thường xuyên đối thoại với Doanh nghiệp, NLĐ để kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng, cũng như kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho NLĐ; phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống, vật chất, tinh thần cho NLĐ; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến NLĐ thông qua đó đảm bảo đầy đủ quyền lợi của NLĐ: chính sách BHXH, BHYT, các chế độ chính sách liên quan đến điều kiện môi trường làm việc và đảm bảo các điều kiện an toàn tại nơi làm việc...Giúp NLĐ được sống và làm việc trong môi trường tốt hơn, an toàn hơn và đó cũng là những giải pháp và chính sách ưu việt của tỉnh Thái Nguyên, nhằm thu hút NLĐ đến sinh sống và làm việc trên địa bàn tỉnh.
Sở Lao động – TB&XH tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động kết nối cung – cầu lao động; Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách hỗ trợ NLĐ tại các doanh nghiệp; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến NLĐ thông qua đó đảm bảo đầy đủ quyền lợi hợp pháp của NLĐ.