Trong nghị quyết về chương trình chuyển đổi số tỉnh Thái Nguyên, đưa ra dựa trên 03 trục là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội để tạo tiền đề đến năm 2030 thuộc nhóm 10 tỉnh/thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số.
Xây dựng nền tảng và hệ sinh thái Chính quyền số.
Phát biểu tại Hội nghị Sơ kết 1 năm chuyển đổi số của tỉnh Thái Nguyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Lê Quang Tiến, nêu rõ, sau 1 năm thực hiện chuyển đổi số, Tỉnh Thái Nguyên đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, 03 trục là chính quyền số, kinh tế số và xã hội trong báo cáo kết quả đánh giá chuyển đổi số cấp bộ, cấp tỉnh năm 2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông, Thái Nguyên xếp hạng 12/63 tỉnh, thành phố, trong đó trụ cột Chính quyền số cao thứ 3/63 tỉnh. Mức độ sẵn sàng bảo đảm an toàn thông tin mạng của tỉnh Thái Nguyên thuộc nhóm 07 địa phương xếp loại A quan tâm triển khai an toàn thông tin ở mức tốt, nhóm dẫn đầu cả nước.
Theo kế hoạch đến hết năm 2025, bảo đảm tỷ lệ trên 90% tổng số hồ sơ công việc tại cấp tỉnh; trên 80% tổng số hồ sơ công việc tại cấp huyện và trên 60% tổng số hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng.UBND TP.Thái Nguyên, thành phố Sông Công, thị xã Phổ Yên tập trung dành nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xây dựng thành phố thông minh theo chỉ tiêu Nghị quyết 01 đã đề ra.
Cụ thể, tỉnh đã hoàn thành cung cấp 100% TTHC cấp độ 4 trên công dịch vụ công tỉnh Thái Nguyên theo Quyết định 402/QĐ-UBND: vượt chỉ tiêu có trên 80% dịch vụ công đủ điều kiện được cung cấp trực tuyến mức độ 4; Tiếp tục xây dựng thêm các chương trình, chính sách thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực; Các hệ thống thông tin, nền tảng số dùng chung được phát triển và khai thác hiệu quả, đặc biệt là các hệ thống Quản lý văn bản đi đến và điều hành, hệ thống Hội nghị truyền hình góp phần cải tiến, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh; Các ngành, địa phương tiếp tục tăng cường triển khai các biện pháp đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
Bên cạnh những thành tựu và bài học rút ra sau 1 năm chuyển đổi số, Ban Lãnh đạo Thái Nguyên cũng nhận thấy các mặt hạn chế như: Tỷ lệ hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện hoàn toàn trên môi trường mạng chưa cao; Việc triển khai các cơ sở dữ liệu dùng chung, khai thác và chia sẻ dữ liệu trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước còn có những hạn chế nhất định; Giá trị một số chỉ số thành phần trong chỉ số xếp hạng xã hội số, kinh tế số của tỉnh còn thấp, cụ thể xã hội số xếp thứ 37/63, kinh tế số xếp thứ 19/63.
>>>Thái Nguyên “sát cánh” cùng doanh nghiệp cải thiện PCI 2021
Ứng dụng toàn diện công nghệ số trong đời sống, sản xuất, kinh doanh.
Việc thúc đẩy áp dụng toàn diện công nghệ số trong đời sống, sản xuất, kinh doanh, thực thi công vụ tại tỉnh nhà. Ngày 30/12/2021, Tỉnh Thái Nguyên và Viettel công bố chính thức khai trương mạng di động thế hệ thứ 5 (5G), đưa Thái Nguyên trở thành 1 trong 16 tỉnh/TP được phủ sóng 5G sớm nhất cả nước.
Phạm vi phủ sóng 5G Viettel là tại khu vực trung tâm Thành phố Thái Nguyên và khu công nghiệp Yên Bình, Phổ Yên. Người dân ở khu vực này có thể trải nghiệm tốc độ vượt trội của mạng di động thế hệ thứ 5 hoàn toàn miễn phí và không giới hạn dung lượng.
Trong Biên bản ghi nhớ hợp tác, việc triển khai 5G trên diện rộng và đưa vào khai thác hạ tầng kết nối vạn vật (IoTs) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Chính vì thế, việc Viettel chính thức khai trương mạng 5G tại Thái Nguyên là dấu mốc quan trọng khẳng định cam kết của Viettel trong việc thúc đẩy áp dụng toàn diện công nghệ số trong đời sống, sản xuất, kinh doanh, thực thi công vụ tại tỉnh nhà.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Lê Quang Tiến nhấn mạnh: Vào tháng 11/2020, Tỉnh Thái Nguyên chọn Viettel ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác chuyển đổi số và xây dựng thành phố thông minh tại Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, lấy các lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật số; dữ liệu và nền tảng số; chính quyền số làm động lực và dẫn dắt phát triển kinh tế số và xã hội số. Đây là bước đi cần thiết, quan trọng trên hành trình chuyển đổi số tại Thái Nguyên.